GIẢI PHÁP » MÔ TẢ TÍNH NĂNG CƠ BẢN CỦA TỪNG PHÂN HỆ:


1/Quản lý Đơn đặt hàng:


- Quản lý thông tin khách hàng, quá trình giao dịch và tìm kiếm thông tin khách hàng.


- Phân loại khách hàng theo: khu vực, nhân viên phụ trách, sản phẩm cung ứng, hình thức giao dịch,...vv.


- Chăm sóc khách hàng, ý kiến khách hàng.
 

- Tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng.


- Lập báo giá theo yêu cầu của khách hàng.


- Cập nhật thông tin đặt hàng hoặc hợp đồng mua bán


- Lập phiếu giao hàng và gửi lệnh giao hàng cho bộ phận kho chuẩn bị hàng giao.


- Thiết lập chính sách về giá, chiết khấu, khuyến mãi chi tiết đến từng khách hàng và nhóm khách hàng.


- Kiểm soát doanh số bán hàng và tính hoa hồng cho từng nhân viên.


- Tổng hơp báo cáo và tham chiếu số liệu với các phân hệ chương trình khác: Tồn kho, công nợ, doanh thu, biểu đồ phân tích doanh thu,…vv.

 

2/Quản lý Thu mua:

 

- Cập nhật và theo dõi thông tin nhà cung cấp.


- Cho phép các phòng ban cập nhật thông tin đề nghị mua hàng.


- Lập đơn hàng gửi nhà cung cấp, dữ liệu của đơn hàng được lấy từ đề nghị sang, một đơn hàng có tham chiếu nhiều đề nghị mua hàng.


- Cho phép cập nhật trình trạng của hàng đi trên đường: Đóng hàng, chất hàng, cập cảng, dở hàng, ...vv.


- Theo dõi tình trạng đặt hàng và giao hàng thông qua việc kiểm soát màu sắc ứng với mỗi tình trạng: Đã nhập kho, hàng đã về, hàng sắp về, hủy không nhập,...vv.


- Hệ thống cho phép tổng hợp báo cáo từ đề nghị đặt hàng -> đặt hàng -> nhập kho.


- Trong quá trình lập đơn hàng có thể tìm kiếm nhanh giá mua tốt nhất.


- Đánh giá năng lực nhà cung cấp

 

3/Quản lý Sản xuất:

 

- Tiếp nhận yêu cầu sản xuất từ phòng kinh doanh (có thể từ đơn hàng của khách hàng hoặc đơn hàng nội bộ).


- Cập nhật định mức sản xuất ứng với từng loại sản phẩm.


- Lập lệnh sản xuất chi tiết đến từng loại sản phẩm, quy cách sản phẩm, thiết lập công đoạn sản xuất, tính lượng vật tư tiêu hao theo định mức, In lệnh sản xuất và  in phiếu yêu cầu vật tư gửi bộ phận kho chuẩn bị.


- Kiểm phẩm và thống kê sản lượng hoàn thành theo từng công đoạn sản xuất của lệnh sản xuất.


- Tham chiếu lượng vật tư tiêu hao để có kế hoạch cho sản xuất và lập đơn đặt mua nguyên liệu.


- Kiểm soát tiến độ sản xuất,..vv.


- Tính thời gian hoàn thành ứng với từng lệnh sản xuất dựa vào định mức hoàn thành của từng loại sản phẩm.


- Theo dõi lịch trình sản xuất theo từng lệnh, cho phép chuyển dịch thứ tự ưu tiên hoặc tạm dừng để nhường cho lệnh sản xuất khác.


- Khi nhân viên kinh doanh nhận đơn hàng có thể tính toán thời gian hoàn thành dựa trên tình hình sản xuất của các lệnh đang thực hiện để trả lời cho khách hàng về kế hoạch giao hàng.


- Kế hoạch vật tư dựa trên kế hoạch phát triển của của công ty trong giai đoạn tiếp theo.


* Lưu ý: Phân hệ quản lý sản xuất sẽ được thiết kế theo mô hình thực tế của Quý công ty.
 

4/Quản lý Bán hàng và Kho hàng:


- Hệ thống quản lý vật tư, hàng hóa tồn kho chi tiết: nhiều kho, nhóm hàng, nhiều ĐVT, quy cách, chất lượng, mã vach.


- Cho phép thiết lập bảng giá và chính sách khuyến mãi.
 

- Tính giá vốn hàng xuất với nhiều phương pháp tự chọn.
 

- Cho phép nhập xuất hàng thông qua quét mã vạch.
 

- Nghiệp vụ nhập kho: Nhập mua trong nước, nhập khẩu, nhập trả, đổi hàng, khuyến mãi, nhập kho thành phẩm,…vv.
 

- Tự động phân bổ chi phí nhập hàng, thuế nhâp khẩu vào giá vốn hàng nhập kho.
 

- Nghiệp vụ xuất kho: xuất bán, ký gửi, xuất khẩu, hàng mẫu, chuyển nội bộ, xuất trả, khuyến mãi, xuất khẩu, xuất gia công, xuất sản xuất, xuất tái chế…vv.
 

- Cho phép nhập xuất kho theo đơn đặt hàng.
 

- In hóa đơn đặc thù của Bộ Tài Chính.
 

-Hệ thống cho phép so sánh giữa định mức tiêu hao với thực tế xuất kho.
 

- Quản lý hàng tồn kho theo khu vực. Quản lý hàng quá hạng sử dụng.
 

- Hệ thống tổ chức đầy đủ các báo cáo cần thiết cho quản lý như: Thống kê nhập kho, thống kê xuất kho, tổng hợp nhập xuất tồn, thẻ kho, vật tư sản xuất, …vv.
 

- Tự động định khoản vào phân hệ Kế toán ứng với các tài khoản thích hợp (Nhân viên sử dụng kho không cần hiểu nghiệp vụ kế toán)

 

5/Quản lý Kế toán tài chính:

 

- Nhận và định khoản tự động các giao dịch phát sinh từ: nhập hàng, xuất hàng, bán hàng, tiền lương.
 

- Quản lý thu chi tiền mặt, tiền gửi.
 

- Cho phép lập kế hoạch chi và duyệt trước khi chi.
 

- Quản lý công nợ phải thu, phải trả, phân tích tuổi nợ, cảnh báo đến hạn thanh toán, công nợ nội bộ.
 

- Quản lý tài sản cố định và tự động khấu hao.
 

- Tự động phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn.
 

- Tập hợp chi phí chung và riêng cấu thành sản phẩm. Tính giá thành sản phẩm chi tiết đến từng công đoạn sản xuất.
 

- Tự động đánh giá chênh lệch tỷ giá.
 

- Phân tích doanh thu, chi phí chi tiết đến từng khoản mục, đối tượng khách hàng, nhân viên, chi nhánh,...vv.
 

- Cho phép thiết lập kế hoạch doanh thu và chi phí. So sánh giữa số kế hoạch và thực tế hoạt động kinh doanh. Cảnh báo khi chi vượt kế hoạch hoặc không cho chi.
 

- Báo cáo tài chính
 

- Báo cáo thuế
 

- Báo cáo quản trị
 

- Người dùng tự thiết lập báo cáo trên phần mềm.


6/Quản lý Nhân sự - Tiền Lương:


- Quản lý chi tiết hồ sơ nhân sự
 

- Quản lý hợp đồng lao động, cãnh báo sắp đến hạn ký lại hợp đồng
 

- Quản lý quá trình làm việc của nhân viên tại công ty.
 

- Quản lý tuyển dụng, đào tạo, chi phí đào tạo và cam kết.Quản lý quyết định: Tăng lương, khen thưởng, kỹ luật, chuyển chức vụ, phòng ban, thôi việc.

 

- Chấm công: tự nhập, lấy từ máy quét (thẻ từ, vân tay), chấm công sản phẩm.
 

- Quản lý ngày phép trong năm, cảnh báo vượt phép.
 

- Tiền lương: cho phép chi trả lương 1 hoặc 2 lần trong tháng, tạm ứng lương, đặc biệt cho phép người dùng tự thiết lập công thức tính lương theo yêu cầu đặc thù của từng danh nghiệp..
 

- Quản lý BHXH, BHYT, BHTN và đoàn phí
 

- Quản lý thuế TNCN và quyết toán thuế TNCN
 

- Hệ thống báo cáo quản trị nhân sự - tiền lương
 

- Hệ thống tự động kết nối số liệu tiền lương vào phân hệ kế toán.